20 tháng 2, 2005

I got a question for you


Since you came into my life
Everything has changed
It's the picture of a thousand sunsets
Oh !Baby love of my
Since you came into my life
It's every thing has changed ...

19 tháng 2, 2005

Saying I love you
Is not the words ...
I want to hear from you
But if you only show me knew
How you feel
More than words
Is all...

Oceans apart day after day
I slowly go
I hear your voice
And it doesn't stop the pain
forever ...I see you
Wherever you go, whatever you do
Whatever it takes or how my heart breaks
I will be right here waiting for you
That I thought would last somehow
I hear the laughter, I taste the tears
But I can't get near you now
__________-----
You would never ask me why
My heart is so
I would rather hurt myself
I no to ever make you cry
I loved you when you turned away
My heart is so
I there's no other way ...

Happy birthday : you have a special place in my life and my heart .
I hope your birthday is every happy anniversary - love .
Now and forever...


Ce soir le vent vient de la mer
Et le bonheur ... resteras dans ma

16 tháng 2, 2005

Nắng buồn hơn mưa

Tôi đã như một kẻ lạc loài đi giữa cuộc đời bằng đôi chân thơ dại, bằng trái tim sớm mang nhiều vết thương, bằng cảm nghĩ luôn lo âu, sợ hãi, mất niềm tin ở chính mình và cuộc đời. Tôi đã không biết phải làm gì, phải làm sao? Đó, phải chăng là tiếng kêu bi ai, đã nhiều lần bật ra từ trái tim tôi.

Trời đất bao la, lẽ nào không có một nơi bình yên cho tôi trú ẩn. Tôi mải miết đi tìm. Tìm một bóng mát đủ che đời mình. Tìm một trái tim độ lượng đủ để cưu mang mình. Tìm một người có tấm lòng nhân hậu để dẫu mai sau có thế nào... ở cuối chân mây, góc biển. Tôi vẫn cảm thấy được gần gũi, chở che và an ủi.

Vẫn như những ngày xưa, sự im lặng thay cho bao lời nói mà chỉ những tấm lòng đồng cảm mới có thể nắm bắt được những tín hiệu... Bên ngoài, nắng đang lên. Căn phòng nhỏ tịch lặng, có hai người đang đứng bên lề cuộc đời. Hai người ở ngoài những cuộc vui. Không hề liên quan đến sự sống ồn ào, hối hả của một ngày vừa bắt đầu. Ly rượu pha nhạt, trên mặt bàn là gốc của một cây thốt nốt 100 tuổi bóng ngời ngộ nghĩnh. Tôi rút một điếu thuốc. Làn khói mỏng bay vờn. Những ngón tay gầy guộc đưa lên gọng kính. Anh bảo ...nắng buồn hơn mưa. Tôi hiểu...

Lơ đãng nhìn ra khung cửa nhỏ. Những đốm nắng lung linh đậu trên vòm lá xanh. Cái cây này, anh đã trồng từ năm 1973, giờ nó cũng bắt đầu già. Anh tránh cái nhìn soi mói của tôi... Bao giờ tôi cũng nhìn anh như thế. Rất chăm chú bởi tôi muốn tìm đọc thêm những điều mới lạ, không nói nên lời kia...rằng cái gì ẩn dấu sau vầng trán thông minh kia...cái gì được chứa đựng trong trái tim nhỏ bé kia... Tất cả những điều tôi cho là kỳ diệu tiềm tàng trong thân thể mảnh mai yếu đuối. Tôi muốn - thậm chí nắm bắt chúng, cất giữ cho riêng mình - Anh, chính anh là Lý Tầm Hoan của thế kỷ 20.

Nhân vật truyền kỳ mang tên Lý Tầm Hoan có lẽ là hình dáng lý tưởng cho tất cả mọi người, trong đó có tôi. Với một ngọn đao nhỏ bé mong manh, dẫu ra tay chậm hơn nhưng bao giờ cũng đến đích trước, không bao giờ sai chạy dù không ai thấy Lý Tầm Hoan xuất thủ... Con người ấy trọng nghĩa khinh tài, luôn luôn bênh vực lẽ phải, một đời sống cho người. Nhường cả người yêu và gia tài cho người ơn. Lánh xa, ở ẩn, lấy rượu làm vui... Một con người có cái tâm vĩ đại trong một thân thể thoạt trông tiều tụy nhưng lại luôn tỏa sáng hào quang đẹp đẽ.

Tôi đã bắt gặp một Lý Tầm Hoan - bằng lòng để người phụ mình chứ không phụ người - ở anh trong một buổi chiều êm ả trên căn gác nhỏ, nơi anh thường ngồi... gọi nắng, mong mưa. Những ca khúc anh viết lúc nào, không ai biết. Trong những đêm khuya một mình bên ly rượu không bao giờ vơi. Trong một buổi chiều một mình lặng lẽ nghe tiếng mưa nhẩy nhót trên sân nhà.

Trong bình minh - cũng vẫn một mình - chờ đợi để thấy nắng lên, để chiêm nghiệm rằng... nắng buồn hơn mưa.

Thế đấy, không ai biết mà những ca khúc ấy cứ đi thẳng vào tim rồi ở lại đó. Ca khúc của anh và người nghe đã trở thành đôi bạn tâm giao chẳng chia lìa. Vì sao tôi yêu những ca khúc của anh. Tôi sẽ không đủ sức ngợi khen anh như nhiều người đã làm bởi tôi đơn giản lắm. Con người của anh cũng đơn giản và vì thế những ca khúc của anh - nhanh hơn cả lưỡi dao của Lý Tầm Hoan - cũng ngọt ngào, êm ái xuyên vào tim tôi.

Làm sao người ta có thể hiểu được vì đâu ...con chim hót trên những cành lau... nụ cười mong manh, một hồn yếu đuối... ấy lại có thể nặng lòng với quê hương, gia đình và bằng hữu đến như vậy. Đó cũng chính là điều tôi muốn tìm ở anh và tôi đã hiểu, đã biết. Nói một cách đơn giản nhất mà tôi có thể nói được là, ai cũng chỉ có một quê hương. Nếu ngay chính cả quê hương mình, mình còn không yêu thì liệu mình có thể yêu thương cái gì nữa.

Anh để lại cho những thế hệ sau một bài học yêu thương. Hãy tìm nhau, lại gần với nhau học lại từ đầu bài học yêu thương. Những bông hoa đẹp đẽ. Những cây lành trái ngọt không thể nảy sinh từ lòng căm thù. Sự hận thù chỉ làm cho người ta nhỏ lại. Làm cho cuộc đời tăm tối hơn. Làm cho tâm hồn nghèo nàn, thấp kém. Cái tâm không bình yên sẽ chẳng còn ai nghĩ đến ai với những điều tử tế, dẫu chỉ trong trí tưởng.

Những ca khúc của anh chính là tấm gương soi cho tôi nhìn lại rõ mình, tìm lại được chính mình từ những mất mát. Tôi đã được chia sẻ. Được an ủi ngay cả trong giây phút phân ly. Thế nên, điều tôi muốn nói ở đây là anh - không phải những ca khúc - rằng: Chính anh trong tâm hồn tôi còn lớn lao vĩ đại hơn những gì anh đã làm và để lại. Một người tầm thường không thể làm nỗi những điều tốt đẹp và một người vĩ đại không hề làm những điều tầm thường.

Chiều nay, ở một nơi rất xa, tôi cũng ngồi một mình nhìn nắng vàng đang ngả màu trên lá cỏ. Lòng bỗng xót xa ngậm ngùi... Anh ơi! trong bữa cơm chiều nay, chiếc ghế của anh không người ngồi. Anh chắc lại ra đầu phố, mua một cái gì đó, hoặc cùng dăm ba người bạn ngồi ở quán cà phê, nhìn xe ngựa ngược xuôi. Lát nữa đây, anh sẽ trở về, ngồi vào chiếc ghế đó, nâng cây đàn lên bằng hai bàn tay gầy và hát rằng ...

Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ.

Cũng chiều nay, em không đưa anh đi... Bởi em không đủ sức cản chân người đi. Anh em mình sẽ gặp lại. Song em biết trên hết mọi điều, như anh nói ,chúng ta không bao giờ xa nhau.Chưa bao giờ... nắng vẫn buồn hơn mưa anh ạ !Nhưng chúng ta yêu thương nhau vĩnh viễn không bao giờ chia lìa... có phải anh đã từng nói như thế?

"Khánh Ly"

14 tháng 2, 2005

MỘT VALENTINE NGỌT NGÀO TRÀN ĐẦY YÊU THƯƠNG!


… Tonight, there’ll be no distance between us
What I want most to do is to get close to you…
Tonight…

I droped a tear in the ocean
and when someone finds it I’ll stop loving you.

I wrote your name in the sand but it got washed away
I wrote your name in the sky but it got blew away
I wrote your name in my heart where it will stay…

6 tháng 2, 2005

Ảo giác ngôn ngữ TCS


Ảo giác ngôn ngữ TCS

Trong xuân thì thấy bóng trăm năm...
(Gần Như Niềm Tuyệt Vọng, TCS)

Làm gì có chuyện ảo. Làm sao biết ảo hay không ảo? Làm sao em biết bia đá không đau? Làm sao em biết đời sống buồn tênh? Làm sao... mà trả lời.

Ảo, nghĩa là không thực. Những gì thuộc về "ảo" đều là... ảo cả, ảo vọng tuổi trẻ, ảo tưởng hòa bình, ảo ảnh cuộc đời... vân vân. Tôi không rõ là ngày trước, khi viết về một hiện tượng, một tiếng hát, giáo sư Nguyễn Văn Trung đã phát giác được cái "ảo" từ những góc nhìn nào. Khuôn mặt liêu trai, mái tóc liêu trai, vóc dáng liêu trai, giọng hát liêu trai, tất cả hiện ra dưới ánh đèn mầu... liêu trai mờ ảo của phòng trà, đủ để tạo nên một "Ảo Ảnh"?

Khác với ảo ảnh, thường là những tìm kiếm, đuổi bắt (tìm nhưng không gặp được, đuổi nhưng không bắt được, như vũng nước trong sa mạc, như những bong bóng xà-phòng nhiều màu sắc, như chiếc bóng của mỗi người...), ảo giác ở ngay trong đầu, không phải tìm kiếm đâu xa, ẩn nấp sẵn đâu đó, có dịp là xuất đầu lộ diện. Ảo giác có khi là tưởng tượng, có khi là đóng kịch, là giả vờ, là bị đánh lừa hay tự đánh lừa, là tưởng vậy mà... không phải vậy, khiến dẫn đến những lầm lạc trong nhận thức, chẳng còn biết đâu là thực là giả.

Đọc một cuốn sách, xem một bức tranh, nghe một bài nhạc..., đôi khi trong thưởng ngoạn nghệ thuật, ảo giác cũng thấp thoáng, chập chờn. Trường hợp Trịnh Công Sơn là một ví dụ.


Ảo giác ngôn ngữ TCS
Ảo giác, trước hết đến từ chữ nghĩa TCS.

"Toàn bộ âm nhạc TCS đẹp như một bức họa trừu tượng hơn là tả thực...", nhận xét này của nhạc sĩ Phạm Duy quả có đúng, mặc dầu không phải tranh trừu tượng lúc nào cũng đẹp cả. Gọi nhạc TCS là "nhạc... trừu tượng" cũng không sai. Chỉ là chuyện chữ nghĩa ("thơ cụ thể", chẳng hạn). Trừu tượng, nên cần phải vận dụng ít nhiều trí tưởng tượng mới nhìn ra cái đẹp. Hình tượng người nữ trong lời nhạc TCS chẳng hạn:

Tìm em tôi tìm mình hạc xương mai...
Vai em gầy guộc nhỏ...
Bàn tay xanh xao đón ưu phiền...
Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao...

Em gầy ngón dài...
Ngón tay em dài nên mãi ru thêm ngàn năm...

Cái đẹp này dường như không được bình thường lắm, có vẻ bệnh hoạn nữa là khác, vì gầy guộc quá, xanh xao quá. Cái đẹp thật mỏng manh, dễ vỡ...

Nhưng làm sao biết là đẹp? Có chắc là đẹp? Ai nói đẹp? Chắc không phải TCS. Ông không hề nói xấu, nói đẹp gì cả. Ông chỉ mô tả sơ sài, qua loa, đại khái là như vậy, ai muốn hiểu sao thì hiểu.

Vậy thì đẹp, xấu chỉ là do ta nghĩ, ta tưởng tượng ra đấy thôi. Phải đẹp chứ, có hình tượng người nữ nào ở trong thơ, trong nhạc mà lại không đẹp. Thử hình dung cái đẹp "kiểu TCS". Xem nào, "đôi vai lụa mát" chắc phải... mát rượi! "Đôi môi lửa cháy" chắc phải... bốc lửa! "Da thơm quả ngọt" chắc phải... ngọt lắm, thơm lắm! "Mi cong cỏ mượt" chắc phải... mượt lắm, cong lắm! Không đẹp sao được.

Thực ra, bức tranh toàn cảnh trong nhạc TCS không hoàn toàn là trừu tượng. Nếu chỉ thuần là tranh trừu tượng, khó lòng giữ chân người xem lâu được. Khách xem tranh sẽ bỏ đi thôi. Điều khiến người xem chịu dừng lại ngắm nghía và trầm trồ trước họa phẩm của TCS chính là vì những tranh ấy không phải lúc nào cũng trừu tượng hay siêu thực. Chỉ đôi ba chỗ thôi, chẳng hạn:

Tim lăn trên đường mòn..., hoặc
Có sợi tóc nào bay trong trí nhớ nhỏ nhoi..., hoặc
Ta thấy em trong tiền kiếp với cọng buồn cỏ khô..., hoặc
Dòng nước mắt sẽ bay trong trời, làm cơn mưa rớt trên chăn gối, lời cỏ cây hát trên da người...

Còn lại là những chỗ người nghe nhạc, xem tranh đều có thể hiểu được. Cái thu hút trong lời nhạc TCS là những chỗ hiểu được và không hiểu được xen lẫn vào nhau, nằm cạnh nhau. Hiểu hết, hiểu dễ dàng thì đâu còn muốn nghe thêm nữa. Bài hát dù có hay ho, có mùi mẫn tới đâu cũng dễ trở thành cũ, vì mọi câu hỏi đều đã được trả lời, mọi chuyện đều đã được giải quyết xong, giống như là "thôi là hết chia ly từ đây" vậy. Ở ca từ TCS, những vấn nạn vẫn còn nguyên trạng, chưa có lời giải đáp, không có câu trả lời, vì vậy nghe đi nghe lại mà vẫn cứ "mới", vẫn ít thấy nhàm chán, vẫn muốn nghe nữa, nghe nữa...

Tôi là ai mà còn trần gian thế?
Tôi là ai mà yêu quá đời này?

Tôi là ai, là ai, là ai...???

Những câu hỏi cứ dấy lên mỗi ngày, cứ đeo đẳng theo ta mãi một đời.

Trở lại với những bức họa trừu tượng, TCS đã lấy gì để vẽ nên những tranh ấy? Chỉ là chữ và nghĩa, không có bất kỳ một chất liệu nào khác. Thử xét qua một ít từ loại, những danh từ, động từ, tính từ... được sử dụng qua bàn tay phù phép của TCS.

Động từ chẳng hạn, thử lấy chữ nào đó TCS vẫn hay dùng, ví dụ chữ "phơi":
Môi nào hãy còn thơm, cho ta phơi cuộc tình... (Ru Ta Ngậm Ngùi)

Chưa nghe nói có ai đem tình ra phơi như phơi áo bao giờ. Phơi chỗ nào? Phơi trên cánh môi thơm chứ còn ở đâu nữa! Đem tình ra phơi cho khô ráo đã là chuyện lạ. Phơi thế nào mà tình không khô mà nắng lại... khô mới lạ hơn nữa:
Phơi tình cho nắng khô mau... (Tình Xót Xa Vừa)

Lại có khi là "nắng phơi" chứ không phải "phơi nắng" :
Nắng phơi trên mầu ngói non tươi... (Chiều Trên Quê Hương Tôi)

Những động từ khác:

Treo : treo tình trên chiếc đinh không... (chưa thấy ai mắc, máng, treo cuộc tình bao giờ)
Khoác : sương khoác mềm vai phố... (như khoác vai tình nhân...)
Lùa : lùa nắng cho buồn vào tóc em... (chưa thấy ai lùa, hay đuổi bắt nắng bao giờ)
Nhặt : tôi nhặt gió trời mời em giữ lấy... (nhặt đã khó, giữ càng khó hơn. Muốn giữ cho khéo, cho chặt, cần học kỹ thuật "Nhốt Gió" của nhà văn Bình Nguyên Lộc)
Lăn : tim lăn trên đường mòn... (nghe như là phim... kinh dị)
Trói : trong lòng phố mưa đêm trói chân...
Ươm : trời ươm nắng cho mây hồng...
Thắp : ngàn cây thắp nến lên hai hàng...
Khắc : vết buồn khắc trên da...
Chở : có con đò chở nắng mưa đi
Chờ : tôi xin làm nụ cười, chờ em giữa đôi môi...

Người nghe TCS có thể nhặt thêm được rất nhiều động từ như vậy. Các động từ trên là cũ chứ đâu có mới, nhưng lại chở theo sau những ý tưởng, những hình ảnh mới mẻ nên ta tưởng như chúng "mới mẻ". Những động từ ấy, thả ra từ ống tay áo của TCS, trở nên linh hoạt hơn, có sức sống hơn, bắt trí tưởng tượng làm việc nhiều hơn, vì vậy cũng dễ tạo nên những ảo giác.

Về tính từ, cũng đâu có kém. Chỉ "nắng" và "gió" thôi cũng đã chở theo rất nhiều tính từ (và các từ loại dùng như tính từ): "nắng mềm", "nắng khuya", "nắng hững hờ", "nắng chiều quạnh quẽ", "nắng rất la đà"; "gió vô tình", "gió vô thường", "ngọn gió hư vô", "ngọn gió hư hao", "ngọn gió hoang vu", "ngọn gió quạnh hiu", "gió mùa thu rất ân cần"... Cũng phải kể thêm những danh từ được cho làm tính từ: "nắng thủy tinh", "đời cơm áo", "tay rong rêu", "em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh", "tôi là ai mà còn trần gian thế"...

Về danh từ, kể sao cho hết. Khi ông nói đến dòng sông, con đường, hoa cỏ, chim muông, đấy không còn là dòng sông, là con đường... hiểu theo nghĩa thông thường. Con sông không còn là con sông, con đường không còn là con đường. Những vật thể, hình tượng ấy đều vừa có thực vừa không có thực, đều nửa thực nửa giả hoặc chỉ là những khái niệm trừu tượng.

"Dòng sông" chẳng hạn, là biểu tượng của dòng đời, dòng chảy của thời gian. Dòng sông trong lời nhạc TCS còn gợi lên những ý niệm về nỗi chia lìa, biền biệt, mất tăm, mất hút...

Sông bao lần sông đã ra đi...
Có một dòng sông đã qua đời...

Một dòng sông nước cuốn, một cuộc tình không may...
Tôi như chim ưu phiền, bay về cuối dòng sông...

Dòng sông nào đây? Chẳng có dòng sông nào cả.

"Con đường" chẳng hạn, là biểu tượng của cuộc hành trình, là hướng đi, là sự lựa chọn hay tìm kiếm miệt mài...

Đường nào dìu ta đến cơn say...
Đường về tình tôi có nắng rất la đà...
Người đi tìm mãi suốt con đường...
Em đi bỏ lại con đường...

Con đường nào đây? Chẳng có con đường nào cả. Chỉ nghe vậy chứ có thấy đường xá nhà cửa gì đâu. Nào có phải là "con đường xưa em đi" hay "con đường tình ta đi" đâu. Làm gì có con đường nào.

"Hoa cỏ" cũng vậy. Khi ông viết về những bông hoa, ta có cảm tưởng không dễ gì tìm gặp những bông hoa ấy ở ngoài đời.

Đóa hoa hồng vùi quên trong tay...
Đóa hoa hồng tàn hôn lên môi...
Đóa hoa vàng mỏng manh cuối trời...
Có nụ hồng ngày xưa rớt lại bên cạnh đời tôi đây...
Từ đó ta là đêm, nở đóa hoa vô thường...

Đóa hoa nào đây? Chẳng có đóa hoa nào cả. Làm gì có chuyện "đóa hoa vô thường" , làm gì có đóa hoa vàng nào "mỏng manh cuối trời" , làm gì có nụ hồng nào "ngày xưa rớt lại bên cạnh đời tôi đây". Những lời ấy thật đẹp nên ta tưởng tượng những bông hoa ấy cũng phải đẹp lắm. Kỳ thực, những bông hoa diễm ảo ấy chỉ nở trong những giấc mơ huyền hoặc hay trong những khu vườn ảo giác.

Đâu có riêng gì hoa cỏ, thực vật, đến cả chim muông, động vật cũng đều là... giả tưởng.

Đàn bò vào thành phố, không còn ai hỏi thăm...
Đàn bò bỗng thấy buồn...
Ngựa hồng đã mỏi vó, chết trên đồi quê hương...
Một ngày đầu thu nghe chân ngựa về chốnxa...
Trong trái tim, con chim đau nằm im...

Liệu có ai chịu tin đàn bò, đàn ngựa, chim chóc ấy là... có thực! Ngựa trong những lời nhạc TCS cũng "ảo", cũng chập chờn như bầy ngựa trong tranh của các nhà danh họa chuyên vẽ ngựa.

Cũng đâu có riêng gì vạn vật, cỏ cây, đến cả nắng mưa, gió bão cũng không còn được hiểu theo nghĩa bình thường. Đây là mưa, là bão:

Có mưa quanh chỗ nằm...
Nghe quanh đời mưa bão...
Mưa bay trong ta bay từng hạt nhỏ...
Đây là nắng, là gió:
Đường về tình tôi có nắng rất la đà...
Nghiêng sang em tôi thấy nắng vàng...
Ngọn gió hoang vu thổi suốt xuân thì...

Đến cả thời tiết, mùa màng cũng tùy thuộc vào tâm cảm chứ không còn là của thiên nhiên, đất trời nữa, vì vậy mới có những "ta nghe tình đổi mùa" hay "em đứng lên mùa thu tàn tạ"... Đến cả không gian, thời gian cũng đều là "giả" là "ảo", vì vậy mới có những "trong ta chiều đã tàn" hay "đêm đổ xuống đời ta"... Liệu có cần phải kể thêm nữa những bầu trời, tinh tú, mặt trăng, mặt trời...

Ta thấy em trong tiền kiếp với mặt trời lẻ loi...
Từ khi em là nguyệt, trong tôi có những mặt trời...
Vườn năm xưa em đã đến, nay trăng quá vô vi...

Trăng thế nào gọi là trăng vô vi? Kỳ thực, chẳng có trăng, sao gì cả. Mặt trời rực rỡ, chói lọi, cho những ảo giác về chủ tể, về thông thái, trí tuệ, về siêu nhiên, siêu hình. Bóng trăng lung linh, huyền ảo, gợi những ý niệm về lẽ biến hóa ảo diệu của đất trời.

Đến cả những nỗi buồn cũng là "nỗi buồn ảo giác" , vô cớ, không tên, kiểu "tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn" , hoặc những nỗi đợi chờ mà... không chờ đợi gì cả:

Lòng thật bình yên mà sao buồn thế...
Có một người dường như chờ đợi thật ra đang ngồi thảnh thơi...

Cuối cùng, chẳng có gì hết. Chẳng có dòng sông, chẳng có con đường, chẳng có mặt trời mặt trăng, cũng chẳng có nỗi buồn, chẳng ai chờ ai đợi... Chưa hết, ta còn gặp những cách ví von, những "có khi" và "đôi khi" :

Lòng ta có khi mơ hồ, tưởng mình đang là cơn gió...
Đời ta có khi tựa lá cỏ, ngồi hát ca rất tự do...
Đôi khi thấy trên lá khô một dòng suối...
Đôi khi thoáng nghe bước chân về đâu đó của ai...

Hoặc những "nghe" và "thấy" :

Đêm nghe gió tự tình...
Ta nghe nghìn giọt lệ, rớt xuống thành hồ nước long lanh...
Ta thấy em đi quanh từng ngọn nến tắt...
Ta thấy em đang ngồi khóc khi rừng chiều đổ mưa...
Nhiều đêm thấy ta là thác đổ...
(Chẳng có gì lạ, nhà văn Võ Phiến vẫn nghe "Thác Đổ Sau Nhà" hoài. Thác đổ thật, vì "tỉnh ra có khi còn nghe" ).

Tất cả, những trạng thái lửng lơ, lơ lửng "hình như, có lẽ, chắc là, dường như" , những "nghe" "thấy" , những "có khi""đôi khi" ấy, "đôi khi" cũng là những tác nhân gây nên những ảo giác chập chờn, nửa hư nửa thực.

Ngôn ngữ TCS, như vậy, có thể gọi là... "bóng chữ" (nói như nhà thơ Lê Đạt), chứ chẳng phải chữ với nghĩa gì nữa!

Chữ và nghĩa:Vì là "bóng chữ" nên thứ ngôn ngữ ấy không phải lúc nào cũng dễ hiểu. Thử nêu một, hai ví dụ:
"Đã có điều gì không thật suốt hai mươi năm nay. Một lầm lỡ đã lên đường và phải đi cho trót con đường máu xương. Như một mũi tên vô tri bỗng lỗi thời trong một nhiệm kỳ vô định...,"

những dòng chữ ấy trích trong lời tựa của tuyển tập nhạc "Kinh Việt Nam", ấn hành năm 1968, viết bằng thủ bút của chính tác giả TCS.

Những lời lẽ thật bí ẩn như là mật mã, như lời sấm truyền tiên tri về vận mạng đất nước, hoặc như câu thần chú dùng làm chìa khóa mở cánh cửa kho tàng bí mật nào đấy. Người đọc ngơ ngác, không hiểu chuyện gì là chuyện gì (mà không dám nói là không hiểu). "Điều gì không thật" là điều gì vậy? Giữa hàng trăm hàng ngàn điều có thật và không thật diễn ra hàng ngày hàng giờ ở quanh đây, làm sao biết được điều nào là điều nào(?). "Lầm lỡ" gì vậy? Ai lầm lỡ? Tại sao lầm lỡ? Lầm lỡ thế nào? (Chắc không phải "ta yêu em... lầm lỡ" hay là "tôi đã lầm đưa em sang đây" ). Không thấy nói rõ ràng, cụ thể gì vụ "lầm đường lạc lối" này (hay là không tiện nói vào thời điểm ấy, nhưng mãi về sau này cũng chẳng thấy nói năng, nhắc nhở gì đến nữa). Lại còn "con đường máu xương" nữa, là con đường nào vậy? Chắc không phải "con đường thập giá" mà đấng cứu thế đã phải vượt qua để cứu chuộc nhân loại? Chắc cũng không phải là "đoạn đường chiến binh" , hay "đại lộ kinh hoàng" , hay con đường mòn "xương trắng Trường Sơn" ? "Máu xương" nào, của lính tráng hay của dân thường, của phe ta, phe địch hay phe bạn? Tại sao điều "lầm lỡ" ấy lại "lên đường" và lại còn "phải đi cho trót con đường máu xương" ? "Mũi tên vô tri" nào? "Nhiệm kỳ vô định" nào? Tại sao lại "lỗi thời" ? Những câu hỏi và câu hỏi, e đến cả trăm năm sau cũng không chắc người đời đã giải mã nổi!...

Những lời lẽ thật mạnh mẽ, đanh thép như một bản cáo trạng, chỉ tiếc rằng ý tưởng lại lấp lửng, mập mờ, nên nhiều lắm chỉ có tác dụng trang trí cho tập nhạc, chứ khó mà thuyết phục hay "vận động quần chúng" nổi, vì... chẳng ai hiểu gì cả.

Người ta có thể dễ dàng tìm thấy trên những trang viết của TCS vào thời kỳ ấy, thời kỳ của những phong trào tranh đấu, lên đường xuống đường, những lời lẽ tương tự, lắm lúc hừng hực khí thế, rực lửa đấu tranh, và tất nhiên là không kém phần... bí ẩn. Ngôn ngữ phản kháng cũng có một vẻ "làm dáng" nào đó chăng(?).

Trong một lá thư ông viết năm 1974, gửi cho người bạn cùng "chí hướng", ta đọc thấy những lời sau: "K. này,... phải chăng hồi chuông báo tử đã được gióng lên để những gì cần phải tàn tạ hãy tàn tạ nhanh chóng. Khi con người nhận thấy mình không còn gì để bị tước đoạt thêm nữa thì đứng dậy và lên đường. Nếu cần phải ngạc nhiên chỉ là tự hỏi vì sao vận hội mới của nhân dân lại trễ nãi quá vậy..." (2)

Người đọc dễ dàng nhận ra cái "style" của TCS, cũng là những đao to búa lớn của những "hồi chuông báo tử", "vận hội mới của nhân dân", "đứng dậy và lên đường"...

Cái "style" ấy đôi lúc cũng đi vào trong ca từ TCS. Không phải ai cũng hiểu được những gì ẩn nấp đằng sau những đường kẻ nhạc và những câu, chữ như là:

Từng lời tà dương là lời mộ địa, từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe... (Một Cõi Đi Về)

Thật bí ẩn như những dòng chữ khắc trên vách đá của một hang động bí mật nào đấy. Thật bí ẩn đến độ ngay chính tác giả bài hát cũng... lắc đầu chịu thua, chẳng biết cắt nghĩa ra làm sao! Hỏi, ông trả lời: "... Đây là một bài hát rất lạ, thực sự không dễ hiểu, có những câu trong bài này bản thân tôi cũng thấy khó giải thích. Viết thì viết vậy nhưng để giải thích rõ ràng thì thật là khó..." (3) Rồi ông đi tới kết luận theo cách của ông, để khỏi phải giải thích, giải nghĩa gì cả: "Tôi nghĩ, trong nghệ thuật, điều quan trọng nhất là làm thế nào để mở ra một con đường ngắn nhất đi từ trái tim của mình đến trái tim của người mà không cần phải cắt nghĩa gì thêm" (3)

"Không cần phải cắt nghĩa gì thêm," nói văn vẻ là như vậy, nói nôm na là hiểu được thì tốt mà không hiểu thì... rán mà hiểu. Lý do chính đáng là bản thân ông còn chưa hiểu nổi, còn hiểu chập chờn, thì lấy gì mà đòi hiểu! Điều này cũng cho thấy những ý tưởng ông đưa vào bài nhạc là những ý tưởng chưa rõ nét, chưa ra hình ra dạng, vẫn còn lửng lơ, lơ lửng như "khói trời mênh mông"! Nói khác đi, "bài hát rất lạ" ấy (và nhiều bài khác nữa) chỉ là những bản nháp (draft), những bản vẽ phác thảo. Điều khôi hài là trong lúc ông còn đang loay hoay tìm kiếm, người thưởng thức nhạc của ông cũng... loay hoay tìm kiếm cùng với ông.

Những câu, chữ mà ông gọi là "khó giải thích" có rất nhiều trong ca từ TCS, đại loại:

Loài sâu ngủ quên trong tóc chiều... (Dấu Chân Địa Đàng)
(Câu này chỉ để... dọa đàn bà, con gái)

Mặt trời như trái cây tuyệt vọng... (Níu Tay Nghìn Trùng)
("Trái Cây Đau Khổ" tập 2 của nhà văn Doãn Quốc Sỹ chăng?)

Môi em hồng như lá hư không... (Gần Như Niềm Tuyệt Vọng)
("Lá diêu bông" đã khó tìm, "lá hư không" còn khó hơn)

Cơn mưa là nắng vô thường... (Mưa Mùa Hạ)
(Cơn nắng có là... mưa vô thường?!)

Có thể kể thêm một chuỗi những "hư" "vô" như: hư ảo, hư vô, hư không, vô tận, vô vi, vô thường... là những từ ông vốn sính dùng, lặp đi lặp lại nhiều lần, đôi lúc có hơi lạm dụng. "Vô thường" ở một vài chỗ thì OK, nhưng không phải đặt vào chỗ nào cũng... vô thường được cả (như câu hát ở trên). Cứ như lối dùng chữ kiểu này thì bất luận thứ gì góp mặt góp tiếng trên thế gian này thảy đều "vô thường" cả và đều có thể ghép vào hai chữ "vô thường" được (mà không sợ... vô nghĩa). Chữ nghĩa cho dù có "sáng tạo" tới đâu cũng không thể tùy tiện ghép ngược ghép xuôi, ghép ngang ghép dọc, muốn ra kiểu nào thì ra.

Hiểu được tường tận từng câu từng chữ trong ca từ TCS là điều không thể. Đi tìm những ý tưởng lẩn khuất phía sau những ngôn từ ấy, nghĩa là những "ẩn ngữ" ("behind the lines" hoặc "between the lines") lại càng khó hơn. Chưa kể đến những "phát minh" lạ lùng trong chữ nghĩa, đôi lúc kỳ quặc, khó hiểu, như "lời buồn thánh", "vết lăn trầm", "giọt hư không", "giọt vô biên"... Lúc đầu người nghe còn thấy lạ tai, riết rồi quen dần, mặc ông nhạc sĩ muốn nói gì thì nói, chẳng mấy ai còn thắc mắc hay bận tâm tìm hiểu. Cũng tựa như ngày trước chẳng ai bận tâm đến chuyện đúng sai, phải trái trong những câu hát quen thuộc, vẫn nghe đi nghe lại:

Mùa thu mưa bay cho tay mềm... (mưa bay thì... mưa bay, làm sao tay lại mềm được?)
Lùa nắng cho buồn vào tóc em... (lùa nắng, đâu phải chuyện dễ! Nắng thì phải... vui, mưa mới là buồn chứ!)
Ngày xưa sao lá thu không vàng... (lá thu ngày xưa ngày nay gì lại chẳng... vàng!)

Những câu trên ở trong bài "Nắng Thủy Tinh". Chẳng có cái "logic" nào cả, chẳng có nghĩa đen nghĩa bóng, nghĩa xa nghĩa gần gì cả, cũng chẳng có phương pháp phân tích lý luận nào để giải thích cho hợp tình hợp lý cả. Chỉ có chịu hay không chịu, thích nghe hay không thích nghe, thế thôi. Đừng hỏi tại sao, đấy là cách tốt nhất, hay nhất để mà thưởng thức nhạc TCS.

Trong ngôn ngữ TCS, "chữ" không phải là "nghĩa" (như "chữ nghĩa" nói theo lối thông thường). Chữ là chữ, nghĩa là nghĩa. Chữ và nghĩa không sánh đôi với nhau, không là bạn đồng hành của nhau, vì thế không thể giải thích "chữ" để cho ra "nghĩa". Nói cách khác, trong "chữ" của TCS, nghĩa cũ (nghĩa thông thường) được nới rộng thêm, hoặc được ghép thêm những nghĩa mới. Nghĩa cũ, nghĩa mới đôi lúc xen lẫn vào nhau. Thường, người nghe nhạc TCS không hiểu hay cảm thấy khó hiểu khi "đụng" phải những nghĩa mới này. Cái nghĩa "mới" ấy làm người nghe đôi lúc "khựng" lại. Thế nhưng ta cũng lại yêu thích ngôn ngữ TCS qua những chữ mới, nghĩa mới này.

Như vậy, TCS không chỉ làm mới "chữ" (như nhiều người vẫn nói), ông còn làm mới "nghĩa" nữa. "Nghĩa" ấy vượt ra khỏi những khuôn khổ, những hàng rào quy ước. Vì vậy mới có những "nắng mềm", "nắng khuya", "mưa hồng", "mưa xanh", "giọt máu cuồng điên", "giọt máu trổ bông", "đôi môi rồ dại", "đôi vai lụa mát", "biển rộng hai vai", "biển hẹp tay người"... vân vân và vân vân. Cách chung, ta có thể nói được là ông đã làm mới ngôn ngữ, bằng những "phát minh" tân kỳ. Từ đó, ta hiểu được tại sao đôi lúc không thể giải thích hoặc không thể giải thích theo lối thông thường ngôn ngữ TCS.

Lê Hữu

" Chỉ có chịu hay không chịu, thích nghe hay không thích nghe, thế thôi. Đừng hỏi tại sao,
đấy là cách tốt nhất, hay nhất để mà thưởng thức nhạc TCS ".

Nhạc TRỊNH
là như vậy, "bây giờ và mãi mãi"...

2 tháng 2, 2005

KHI EM

Khi em khập khểnh giữa đời
Đừng đi anh nhé đừng rời xa em
Chiều về chạm bước chân đêm
Không anh lẻ bóng bên rèm ngẩn ngơ
Anh là chỗ dựa trong mơ
Cho em cháy bỏng hồn thơ dạt dào
Tình yêu anh tựa trăng sao
Cho em mãi mãi khát khao mong chờ...

(08.10.08)

1 tháng 2, 2005

One dream ... that I can love


One heart
One soul to walk beside you
To share your love
One touch

To touch the heart inside you
... each night


01.02.10
˚ •˛ •˚